Như mình đã giới thiệu trong bài viết về hosting, hiện nay có rất nhiều loại web hosting cho bạn lựa chọn tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính.
Hôm nay Khánh sẽ nói về VPS hosting. Tất cả các kiến thức cần biết về máy chủ ảo, đặc biệt dành cho các bạn mới đối với hosting, hoặc các bạn đang tìm hiểu về VPS.
Website khanhplus.com hiện tại được lưu trữ tại VPS của VUTLR.
VPS hosting là gì?
VPS là viết tắt của Virtual Private Server, tiếng Việt gọi là máy chủ ảo. VPS về chức năng giống như một server riêng (Dedicated Server), bạn có quyền cài hệ điều hành và các phần mềm cũng như tối ưu hóa nó.
VPS chỉ khác với máy chủ riêng là, nó được tạo ra bằng các phần mềm ảo hóa để chia một máy chủ vật lý thật thành nhiều VPS – máy chủ ảo khác nhau. Có vẻ hơi giống shared hosting?
Không! Khác nhau, lấy ví dụ này để dễ hiểu.
Nếu như dedicated server giống như sở hữu căn nhà riêng, bạn không phải share với ai, có toàn quyền sử dụng, sửa chữa, nâng cấp cho toàn bộ căn nhà, v.v…
VPS lại giống như một căn hộ trong một chung cư, nó là một phần của tòa chung cư, bạn có toàn quyền sử dụng hay sữa chữa căn của bạn, không đụng tới căn khác nó đập chết cha à!
Còn shared hosting sẽ giống kiểu sinh viên thuê phòng trọ ở chung, nguyên một đám phải xài chung toilet và tất cả các tiện ích khác.
Tới đây chắc bạn đã hiểu rồi chứ?
Ưu điểm của VPS hosting
Nếu bạn đang tìm hiểu nên chọn loại hosting nào cho website, việc tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của mỗi loại là rất quan trọng.
Sau đây sẽ là những ưu điểm của VPS:
- Giá rẻ hơn dedicated server: có thể nói VPS là loại hosting cân bằng tốt nhất giữa khả năng tài chính với nhu cầu của khách hàng. Như trường hợp của mình nhét nhiều website vô một VPS vẫn chạy phà phà nên tính ra giá còn rẻ hơn cả shared hosting.
- Toàn quyền tối ưu: với VPS bạn có toàn quyền setup y chang như cài một máy tính mới mua, có quyền đập đi xây lại, tối ưu mọi mọi thứ theo ý thích. Điều này không làm được với shared hosting.
- An ninh hơn: mình đang so sánh với shared hosting nhé, với VPS thì số lượng tài khoản hosting trên một server sẽ ít hơn và ông nào riêng ông đó không có ăn nằm chung như ông shared hosting. Còn với shared hosting, nếu ông láng giềng dính sida ghẻ lở như bị dính malware, virus, v.v… cũng liên lụy tới mình luôn!
- Mạnh mẽ hơn: tất nhiên rồi, số lượng tài khoản VPS trên một server ít hơn nhiều so với shared hosting mà, hơn nữa tài nguyên tách riêng rạch ròi của ai nấy xài, ông khác không được chôm chỉa.
- Xài bao nhiêu trả bấy nhiêu: mình không biết tất cả các nhà cung cấp VPS có vậy không, chứ mình xài VPS Vultr họ tính tiền theo giờ, xài tới đâu tính tới đó, không thích xài cứ delete máy là xong. Không cần trả tiền trước mấy tháng như shared hosting.
Nhược điểm của VPS
Nãy giờ khen ông VPS quá. Thực ra nó cũng có những vấn đề cần lưu ý sau đây:
- Giá cao hơn shared hosting: mức giá trung bình của VPS sẽ cao hơn shared hosting.
- Khó sử dụng: để sử dụng VPS bạn cần nhiều kiến thức hơn so với shared hosting. Bạn cũng có thể sử dụng các trình quản lý để dễ dàng hơn. Nhưng chắc chắn là bạn sẽ tốn thời gian hơn để làm quen với nó. Nhưng từ từ bạn sẽ thấy ok thôi.
- Nếu cấu hình không tốt sẽ thua cả shared hosting: đúng như vậy, VPS cho bạn toàn quyền sử dụng và tối ưu máy chủ, nếu bạn biết cách cấu hình thì nó sẽ phát huy sức mạnh thực sự của VPS. Ngược lại bạn cấu hình kém, nó có thể để lại lỗ hổng bảo mật hoặc tốc độ không như mong muốn.
Ai nên sử dụng VPS
Như mình cũng có nói ở các phần trên, shared hosting phù hợp cho các bạn mới bắt đầu làm web hoặc với các website đơn giản có lượng traffic vừa phải. Shared hosting có thể chịu được traffic khoảng 3000 lượt / ngày (tùy teo gói nhé).
VPS sẽ phù hợp cho website có lượng truy cập cao hơn. Hoặc bạn cần tối ưu server để phục vụ nhiều chức năng hơn. VPS đòi hỏi bạn phải học thêm kiến thức, hoặc bạn có thể thuê người để tối ưu server giúp bạn.
Hy vọng bài viết này cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích nhất về VPS hosting. Nếu có thắc mắc, hãy để lại comment để mình cũng 500 anh em giải đáp nhé.
Gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo nhé!
Bài viết hay và ý nghĩa quá bác. Mong bác có nhiều bài viết hơn nữa