Khánh sẽ hướng dẫn chi tiết cách tạo tài khoản Payoneer trên giao diện mới nhất, cung cấp các thông tin & mẹo hữu ích, và trả lời A-Z các thắc mắc về Payoneer.
Tại sao Khánh lại viết bài hướng dẫn này khi đã có rất nhiều hướng dẫn cách đăng ký Payoneer khác?
Giao diện Payoneer đã có nhiều thay đổi và các bài viết khác dựa trên giao diện cũ nên gây khó khăn cho mọi người.
Trước tiên Khánh muốn nói một chút về Payoneer cho các bạn chưa có cơ hội tìm hiểu về nó, sau đó sẽ tới phần hướng dẫn tạo tài khoản Payoneer, cuối bài viết Khánh sẽ là phẩn hỏi đáp các thắc mắc về Payoneer.
Payoneer là gì?
Payoneer là công ty chuyên cung cấp nền tảng thanh toán xuyên biên giới dành cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu thanh toán quốc tế.
Nền tảng thanh toán Payoneer giúp cho các doanh nghiệp, nhà bán hàng online và các freelancers dễ dàng thanh toán và nhận thanh toán trên phạm vi toàn cầu.
Nếu bạn sẽ hoặc đang kiếm tiền online với Amazon FBA, Amazon affiliates, Clinkbank, Teespring, Upwork, Fiverr,… thì chắc chắn bạn sẽ cần tới các giao dịch thanh toán quốc tế như Visa, MasterCard, PayPal,… và Payoneer càng ngày được nhiều người sử dụng bởi tính ưu việt của nó.
Hiện nay mình sử dụng song song cả PayPal và Payoneer để thanh toán và nhận tiền từ nước ngoài.
Payoneer có thể làm được gì?
Khi đăng ký tài khoản Payoneer thành công bạn sẽ được:
- Sở hữu các tài khoản ngân hàng tại Mỹ, Nhật, Anh, Úc, Canada, Trung Quốc, khối EU.
- Bạn được sở hữu thẻ Payoneer rút tiền ATM.
Người sử dụng Payoneer thường là để thanh toán và nhận thanh toán toàn cầu.
Với chức năng thanh toán dùng Payoneer, bạn chỉ cần có số dư trong tài khoản Payoneer sau đó thao tác online để chuyển tiền cho người khác ở nước ngoài tới tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản Payoneer khác.
Với chức năng nhận thanh toán nước ngoài dùng Payoneer, tiền từ tài khoản nước ngoài (Amazon, Upwork,…) sẽ chuyển vào tài khoản Payoneer của bạn.
Sau đó bạn sẽ hoặc là thực hiện rút tiền về tài khoản ngân hàng Việt Nam, hoặc là dùng thẻ Payoneer để rút tiền ở các cây ATM.
Bạn có nên sử dụng Payoneer?
Có nhiều cách để thanh toán và nhận thanh toán quốc tế bạn có thể sử dụng như Visa, MasterCard, PayPal, Western Union… nhưng tại sao mình vẫn chọn Payoneer để sử dụng song song?
Mỗi hình thức sẽ có những ưu điểm riêng, và đây là nguyên nhân theo mình thấy Payoneer được yêu thích:
- Phí nhận tiền và rút tiền thấp: phí nhận tiền là khoảng 1% và phí rút tiền về ngân hàng Việt Nam là khoảng 2%.
- Giao dịch cực nhanh: thời gian để nhận thanh toán hoặc rút tiền từ Payoneer về ngân hàng Việt Nam chỉ mất vài tiếng đồng hồ.
- Không bị sự cố giới hạn tài khoản như PayPal.
Tóm lại, Payoneer giải quyết được rất tốt bài toán nhận tiền và thanh toán tiền quốc tế. Bạn sẽ cám ơn những lợi ích mà Payoneer mang lại.
Các yêu cầu bắt buộc để đăng ký Payoneer
Để đăng ký được tài khoản Payoneer bạn cần thỏa mãn các điều kiện và các giấy tờ cần thiết sau đây:
- Bạn phải từ 18 tuổi trở lên.
- Một địa chỉ email hợp lệ (sử dụng để xác minh hoặc bảo mật 2 lớp tài khoản Payoneer), đây cũng chính là user name của tài khoản Payoneer.
- Một số điện thoại di động hợp lệ (sử dụng để xác minh hoặc bảo mật 2 lớp tài khoản Payoneer).
- Một tài khoản ngân hàng tại Việt Nam (Payoneer sử dụng số tài khoản ngân hàng để liên kết chứ không dùng số thẻ ATM).
Hướng dẫn đăng ký Payoneer và nhận $25 miễn phí
Sau đây Khánh sẽ hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Payoneer và nhận được $25 miễn phí với giao diện Payoneer mới nhất.
Bình thường nếu bạn đăng ký Payoneer sẽ không được hưởng khuyến mãi gì cả.
Nhưng bằng cách sử dụng link giới thiệu mà Payoneer cung cấp riêng cho Khánh (chương trình giới thiệu bạn bè), bạn sẽ nhận được $25 miễn phí vào tài khoản Payoneer của bạn.
Lưu ý: theo chính sách của Payoneer bạn sẽ nhận được $25 nếu sử dụng link giới thiệu của Khánh và khi khoản Payoneer của bạn có tổng thu nhập đạt ngưỡng $1000.
Bước 1
Để bắt đầu bạn bấm vào link giới thiệu của Khánh, sau đó bấm vào nút “SIGN UP AND EARN $25“
Ngay sau đó bạn sẽ được dẫn tới một cửa sổ mới để chọn loại tài khoản Payoneer phù hợp bằng cách:
Chọn nghề nghiệp ở phần I’m. Chọn một mục tương ứng với chức danh của bạn:
- Freelancer or SMB: nếu bạn làm công việc tự do trên Upwork, Fiverr, etc.
- Online seller: nếu bạn bán hàng trên các trang thương mại điện tử như Amazon, Lazada, etc.
- Affiliate marketer: nếu bạn làm công việc tiếp thị liên kết ví dụ CJ, Amazon Affiliate, ClickBank, etc.
- Vacation rental host: nếu bạn cho thuê phòng trên Airbnb hoặc Vrbo.
- Individual: lại tài khoản này có thể sử dụng để gửi nhận tiền qua lại giữa các cá nhân; tuy nhiên hiện nay Payoneer không còn hỗ trợ.
Chọn loại dịch vụ mong muốn ở phần I’m looking to, thường là nhận thanh toán từ các network, các sàn thương mại điện tử, etc.
Payoneer sẽ tự động dẫn tới cửa sổ tiếp theo tương tự như hình dưới đây.
Hãy bấm vào nút “REGISTER” để tiếp tục.
Bước 2
Trong cửa sổ tiếp theo bạn cần nhập các thông tin như: Tên, Họ, Email và xác nhận lại email, Ngày tháng năm sinh, Tên công ty… tùy theo bạn chọn tài khoản cá nhân hay doanh nghiệp.
Bạn nhớ nhập các thông tin chính xác và khớp với giấy tờ tùy thân (giấy CMND, hộ chiếu hoặc bằng lái xe) mà bạn sẽ chọn để xác minh danh tính ở các bước tiếp theo.
Và bạn nhớ là nhập thông tin không dấu.
Sau khi nhập và kiểm tra đầy đủ thông tin, bấm vào nút “TIẾP TỤC“.
Bước 3
Bạn tiếp tục được yêu cầu điền các thông tin liên hệ như quốc gia, địa chỉ, thành phố.
Thông tin mã bưu chính (zip code) gồm 5 số phụ thuộc vào nơi bạn sinh sống, ví dụ mã zip code ở TPHCM là 70000, bạn có thể tìm kiếm mã bưu chính ở đây.
Bạn cần nhập chính xác số điện thoại di động, sau đó bấm vào “Gửi mã” để hệ thống sẽ gửi mã xác thực gồm 6 chữ số qua tin nhắn điện thoại.
Trường hợp bạn không nhận được tin nhắn, bạn có thể sử dụng tính năng gọi điện thoại để nhận mã xác thực.
Hãy nhập 6 chữ số đó vào ô “Mã xác thực” sau đó bấm “TIẾP TỤC“.
Bước 4
Tiếp theo bạn sẽ cần nhập các thông tin bảo mật tài khoản Payoneer bao gồm:
- Mật khẩu ít nhất 7 ký tự và bao gồm chữ và số.
- Chọn một câu hỏi bảo mật và câu trả lời (bạn phải nhớ để sau này dùng khôi phục tài khoản hoặc xác minh an ninh).
- Chọn loại giấy tờ tùy thân và nhập số tương ứng
Sau đó bạn nhập mã 5 kỹ tự ở bên dưới cùng rồi bấm “TIẾP TỤC“.
Bước 5
Trong bước này bạn cần điền các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng địa phương bao gồm:
- Quốc gia: Việt Nam
- Tiền tệ: chọn VND
- Tên ngân hàng: bấm xổ xuống chọn ngân hàng (bạn có thể Google để biết tên tiếng Anh của ngân hàng)
- Tên chi nhánh: chọn chi nhánh nơi bạn mở tài khoản
- Tên chủ tài khoản: nhập đúng tên của bạn không dấu
- Số tài khoản: là số tài khoản ngân hàng chứ không phải số thẻ ATM hoặc Debit / Credit nhé.
- SWIFT/BIC: số này mỗi ngân hàng sẽ khác nhau, bạn có thể tra SWIFT code ở đây.
Sau đó bạn bấm chọn vào 2 dòng dưới cùng “Tôi đồng ý…” rồi bấm “GỬI“.
Sau đó bạn sẽ nhận được thông báo là đã gửi hồ sơ thành công và hồ sơ của bạn đang trong quá trình xem xét.
Bước 6
Bây giờ bạn kiểm tra email (email dùng đăng ký Payoneer) sẽ thấy Payoneer gửi một email với nội dung như hình sau đây.
Email thông báo cho bạn biết là bạn đã đăng ký thành công tài khoản Payoneer, tuy nhiên tài khoản vẫn đang chờ Payoneer phê duyệt và chưa thể dùng để thanh toán.
Bạn đã có thể đăng nhập vào tài khoản Payoneer theo đường dẫn này. Tên đăng nhập sẽ là email bạn dùng đăng ký tài khoản Payoneer.
Lần đầu đăng nhập có thể bạn sẽ được yêu cầu chọn thêm 2 câu hỏi an ninh và câu trả lời bổ sung.
Bạn cần nhớ hoặc ghi lại các câu hỏi này để sau này Payoneer có thể yêu cầu kiểm tra bất cứ lúc nào.
Bước 7
Sau vài ngày xem xét Payoneer sẽ gửi email hoặc gửi thông báo bên trong bảng điều khiển tài khoản Payoneer yêu cầu bạn phải xác thực giấy tờ tùy thân.
Bạn chụp hình giấy tờ lúc đăng ký tài khoản (CMND, hộ chiếu, bằng lái). Lưu ý, theo yêu cầu hình chụp phải rõ nét, phóng to vẫn đọc được rõ ràng thông tin trên giấy tờ, đầy đủ 4 góc cạnh không bị thiếu chữ thiếu số.
Thông tin khớp với thông tin đăng ký trên hệ thống, phải có ngày tháng năm sinh đầy đủ (file ảnh định dạng jpeg dưới 3 MB).
Sau đó bạn upload lên hệ thống khi được yêu cầu và làm theo hướng dẫn.
Nếu mọi thứ xong xuôi, bạn sẽ nhận được một email thông báo thành công như bên dưới.
Bây giờ bạn có thể sử dụng tài khoản Payoneer để giao dịch được rồi đó!
Hướng dẫn đăng ký làm thẻ Payoneer
Khi đăng ký xong tài khoản Payoneer và khi tài khoản của bạn có doanh thu đủ $30 thì bạn có thể yêu cầu Payoneer gửi cho bạn một thẻ ATM Payoneer Prepaid MasterCard.
Thẻ này là loại MasterCard được liên kết với tài khoản Payoneer và cho phép bạn tút tiền tại các máy ATM, hoặc sử dụng để quẹt thanh toán trên phạm vi toàn cầu.
Lưu ý:
Chi phí phát hành và ship thẻ ATM về Việt Nam là miễn phí, tuy nhiên bạn phải trả phí duy trì thẻ hàng năm khoảng hơn $30 và khi rút tiền hoặc quẹt thẻ thanh toán sẽ chịu phí cũng khá cao.
Cá nhân mình không thích xài thẻ này, mình chọn rút tiền từ Payoneer về tài khoản ngân hàng Việt Nam sẽ rẻ hơn.
Bạn vẫn có thể sử dụng đầy đủ tính năng Payoneer bình thường mà không cần thẻ ATM Payoneer.
Trường hợp bạn muốn yêu cầu thẻ Payoneer, hãy đăng nhập vào tài khoản Payoneer, sau đó bấm vào Setting >> Payoneer Cards, sau đó bấm vào “ORDER NOW” để yêu cầu Payoneer ship thẻ và làm theo hướng dẫn.
Tùy theo địa chỉ nhà bạn mà thẻ Payoneer sẽ về nhanh hay chậm, thông thường mất khoảng 2-4 tuần từ ngày yêu cầu làm thẻ.
Sau đây Khánh sẽ trả lời các thắc mắc hoặc khó khăn các bạn hay gặp khi mới sử dụng hoặc đăng ký Payoneer.
Các câu hỏi thường gặp về Payoneer
Payoneer có lừa đảo không?
Payoneer là một công ty uy tín có trụ sở ở Hoa Kỳ và được cộng đồng người dùng đông đảo tin dùng. Cá nhân Khánh cũng thấy Payoneer làm ăn uy tín.
Cũng có thể có nhiều bạn bị khóa hoặc xóa tài khoản và không rút được tiền nên nghĩ Payoneer lừa đảo. Thực tế là do những người dùng này vi phạm chính sách của Payoneer.
Khi nào nhận được $25 miễn phí vài tài khoản?
Nếu bạn đăng ký tài khoản Payoneer qua link giới thiệu của Khánh và khi tài khoản của bạn thu nhập đủ $1000 từ các mạng quảng quảng cáo (Amazon, CJ…) hoặc mạng việc làm (Upwork, Fiverr…).
Tiền do chuyển khoản từ tài khoản Payoneer khác sẽ không được chấp nhận tính vào ngưỡng $1000 thu nhập.
Tạo nhiều tài khoản payoneer được không?
Theo chính sách của Payoneer, bạn chỉ được tạo một tài khoản Payoneer. Nếu cố tình gian lận thì Payoneer sẽ đóng tất cả cả tài khoản bạn có.
Payoneer liên kết với ngân hàng nào?
Tới thời điểm hiện tại, Payoneer liên kết với các ngân hàng sau: Sacombank, VPbank, VIB, Techcombank, MB Bank, Eximbank, CityBank, ANZ, HSBC… và hầu hết các ngân hàng khác có mặt ở Việt Nam.
Đăng ký tài khoản Payoneer có mất phí không?
Việc đăng ký tài khoản Payoneer là hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra còn được tặng $25 miễn phí vào tài khoản nếu sử dụng link giới thiệu của Khánh và khi tài khoản thu nhập đủ $1000.
Tôi có thể xem số tài khoản Payoneer ở đâu?
Số tài khoản Payoneer hay còn gọi là ID khách hàng. Bạn có thể xem số tài khoản Payoneer của bạn bằng cách đăng nhập vào Payoneer sau đó nhìn xuống phía ngày dưới logo Payoneer bên góc trái sẽ thấy Customer ID với 8 chữ số.
Ngoài ra khi bạn muốn nhận thanh toán với các network quảng cáo hay network việc làm họ thường yêu cầu nhập thông tin ngân hàng Mỹ, Canada,…
Bạn sẽ cần vào mục Recieve >> Global Payment Service, hệ thống sẽ cung cấp cho bạn các tài khoản ngân hàng như Mỹ, UK, Canada.
Bạn chỉ cần click vào tài khoản ngân hàng mong muốn để lấy các thông tin như bank name, routing number, account number…
Rút tiền từ Payoneer về ngân hàng mất bao lâu?
Lệnh rút tiền từ Payoneer về ngân hàng Việt Nam rất nhanh, thường chỉ mất vài tiếng đồng hồ là tiền về, chậm lắm 1 ngày là hết đát.
Cách làm như sau, bạn chọn mục Withdraw >> To Bank Account, sau đó click vài cái nữa là xong.
Có nên làm thẻ Payoneer không?
Cái này phụ thuộc vào bạn thôi. Mình cung cấp một số thông tin sau để bạn cân nhắc nhé.
Nếu không có thẻ ATM Payoneer bạn vẫn rút tiền về ngân hàng Việt Nam bình thường.
Thẻ Payoneer có thể dùng để rút tiền ở cây ATM và quẹt thanh toán giống như thẻ Visa / MasterCard. Nhưng nhược điểm là phí rút tiền cao và cần phí thường niên khoảng $30.
Nếu bạn không có nhu cầu dùng thẻ thì tốt nhất không nên làm.
Làm thẻ Payoneer ở đâu?
Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của mình ở trên để làm thẻ Payoneer nếu có nhu cầu tức là đăng nhập vào Payoneer sau đó vào Setting >> Payoneer Cards.
Thẻ Payoneer rút tiền ở đâu?
Thẻ Payoneer có thể dùng để rút tiền ở bất cứ cây ATM nào có biểu tượng MasterCard trên thế giới.
Phí thường niên thẻ Payoneer bao nhiêu?
Phí thường niên duy trì thẻ Payoneer chính xác là $29.95 / năm.
Phí rút tiền từ Payoneer về ngân hàng?
Ngay sau khi bạn nhận được thanh toán, bạn có thể rút khoản tiền đó về tài khoản ngân hàng địa phương.
Ví dụ bạn muốn rút tiền về tài khoản VND mở tại Vietcombank, Payoneer sẽ tính phí là 2% của số tiền giao dịch.
Lưu ý số cuối cùng nhận được sẽ còn phụ thuộc vào ngân hàng của bạn có trừ phí không và tỉ giá quy đổi ngoại tệ.
Phí rút tiền từ Payoneer về Vietcombank?
Phí rút tiền sẽ bao gồm 2% tổng số tiền giao dịch trả cho Payoneer cộng với phí rút tiền do Vietcombank quy định (thay đổi tùy thời điểm).
Nên dùng Paypal hay Payoneer?
Cái này cũng tùy thuộc vào bạn thôi. Như mình thì sử dụng song song cả Paypal và Payoneer.
Payoneer có ưu điểm là phí rẻ hơn và thời gian rút tiền về tài khoản rất nhanh, và không lo bị limit tài khoản như Paypal.
Nhưng có những nơi họ chỉ chấp nhận Paypal lúc đó Payoneer bó tay rồi.
Lời kết
Đăng ký tài khoản Payoneer không hề khó nhưng lợi ích nó mang lại sẽ rất lớn cho những ai có nhu cầu nhận tiền hoặc thanh toán quốc tế.
Hi bài viết này đã giúp bạn đăng ký thành công tài khoản và hiểu nhiều hơn về Payoneer.
Nếu bạn có thắc mắc hay đóng góp gì nhớ comment phí dưới cho Khánh biết nhé. Cảm ơn bạn đã ghé blog của Khánh.
Em chào anh ạ, em đã đăng ký payoneer, nhưng tên tài khoản sau khi đăng ký lại bị thay đổi thứ tự họ và tên
ví dụ tên em là: HO MINH THU
khi tạo tài khoản thì là: MINH THU HO
Anh cho em hỏi như vậy khi em rút tiền về ngân hàng, có bị ảnh hưởng gì không anh? Hoăc em có thể chuyển tiền từ payoneer sang một tài khoản ngân hàng không phải là của em, tài khoản của người khác được không ạ?
Em cảm ơn anh ạ.
Anh ơi, em muốn hỏi là nếu tạo tài khoản payoneer thôi, không làm thẻ payoneer thì tài khoản mình để đó dù có phát sinh giao dịch hay không thì cũng không bị mất phí quản lý gì đúng không ạ, vì em tính bán hàng mà sợ không có thu nhập mà bị tính phí quản lý tài khoản như tài khoản ngân hàng vn của em thì chết.
Với em hỏi thêm paypal có phí quản lý không ạ.
Với tài khoản ngân hàng của mình liên kết payoneer là tài khoản ngân hàng nội địa mình hay dùng là được ạ.
Em cảm ơn ạ.
sau khi verify r có nhận được 15 đầu bank us như pipo k ạ?
xin hỏi ad, mình tạo Tài khoản ngân hàng Mỹ nhưng không hiện ra First Century Bank (US bank). Ad hướng dẫn giúp dc không? lý do tại sao
Xin hỏi ngoài lề 1 chút: Mình còn gần 600$ trong tài khoản Adsense vì xác minh 3 lần không được nên ko lấy được về. Các Pro có cách nào rút được ko? Nếu ok chúng ta campuchia.
Ví dụ mình đăng ký thì bao lâu được nhận thẻ cứng bạn nhỉ ?
Hello bro
Mình muốn mua số dư $ của tài khoản Payoneer, không biết bạn có bán không ?
Cảm ơn
tôi muốn hỏi tôi đang ở nhà trọ và trên tất cả hóa đơn không phải là tên của tôi thì làm sao tôi xác minh địa chỉ trên payoneer.và địa chỉ đó có cần phải trung với giấy chứng minh nhân dân không?tôi chỉ vướng ỏ chỗ xác minh địa chỉ.vì tôi đang bán hàng trên Ebay mà thông tin không phải của tôi.
Số TK chính là số tài khoản của thẻ ATM đk bạn?
Khi bạn ra ngân hàng làm tài khoản thì họ sẽ cấp cho bạn một số tài khoản.
Số tài khoản này sẽ liên kết tới thẻ ATM, Visa, v.v…
Số thẻ mặt trước thẻ ATM và Visa không phải là số tài khoản ngân hàng nha bạn.
Cảm ơn bài viểt rất chi tiết của bạn. Bạn cho hỏi chút, sau khi đky thành công rồi nhưng nếu mình muốn thay đổi ngân hàng nhận tiền về thì có đk? Vd chuyển từ BIDV sang VCB?
Thay đổi được nha bạn.